Hỏi: Các quy định khi xin giấy phép xây dựng như thế nào?
Đáp:
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng thành phố, tỉnh mà có quy định riêng. Chẳng hạn, Hà Nội quy định như sau:
1. Khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép tiếp nhận và phân loại. Với hồ sơ hộp lệ phải có chữ ký của bên giao, biên nhận hồ sơ và giấy hẹn ngày giải quyết. Đối với hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 7 ngày (kể từ ngày nhận), người tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản cho đương sự biết để yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh. Thời gian giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình không quá 25 ngày. Đối với nhà có nguy cơ sụp đổ, phải có các biện pháp an toàn khi xây dựng. Với nhà riêng lẻ, thời gian cấp giấy phép không quá 20 ngày.
2. Chủ tịch UBND quận, huyện được thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng với công trình xây dựng mới và cải tạo nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân có quy mô từ 5 tầng trở xuống, không hạn chế diện tích sàn xây dựng và các công trình có tổng diện tích sàn không quá 1000m2. Việc thực hiện cấp phép phải đảm bảo quản lý trật tự trên địa bàn.
3. Các nhà có quy mô lớn hơn quy định nêu trên, các nhà xây dựng tiếp giáp với các phố (nhà mặt sau) sau đây thì Sở Xây dựng phải xem xét để trình Chủ tịch thành phố:
- Quận Hoàn Kiếm: Hàng Bài, phố Huế, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Bà Triệu, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Lê Duẩn.
- Quận Ba Đình: Đường Bưởi, Đội Cấn, Kim Mã, Sơn Tây, Liễu Giai, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Điện Biên Phủ, Trần Phú.
- Quận Hai Bà Trưng: Giải Phóng, phố Huế, Minh Khai, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại La, Lê Duẩn, Bà Triệu, Đại Cồ Việt.
- Quận Đống Đa: Chùa Bộc, C2 Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Chí Thanh.
- Quận Thanh Xuân: Nguyễn Trãi.
- Quận Tây Hồ: Lạc Long Quân, đường dạo ven Hồ Tây, Thụy Khuê.
- Quận Cầu Giấy: Hoàng Quốc Việt, đường Cầu Giấy, đường Xuân Thủy.
- Huyện Gia Lâm: Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự.
- Huyện Từ Liêm: Đường Hồ Tùng Mậu.
- Huyện Thanh Trì: Quốc lộ 1.
Đáp:
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng thành phố, tỉnh mà có quy định riêng. Chẳng hạn, Hà Nội quy định như sau:
1. Khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép tiếp nhận và phân loại. Với hồ sơ hộp lệ phải có chữ ký của bên giao, biên nhận hồ sơ và giấy hẹn ngày giải quyết. Đối với hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 7 ngày (kể từ ngày nhận), người tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản cho đương sự biết để yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh. Thời gian giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình không quá 25 ngày. Đối với nhà có nguy cơ sụp đổ, phải có các biện pháp an toàn khi xây dựng. Với nhà riêng lẻ, thời gian cấp giấy phép không quá 20 ngày.
2. Chủ tịch UBND quận, huyện được thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng với công trình xây dựng mới và cải tạo nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân có quy mô từ 5 tầng trở xuống, không hạn chế diện tích sàn xây dựng và các công trình có tổng diện tích sàn không quá 1000m2. Việc thực hiện cấp phép phải đảm bảo quản lý trật tự trên địa bàn.
3. Các nhà có quy mô lớn hơn quy định nêu trên, các nhà xây dựng tiếp giáp với các phố (nhà mặt sau) sau đây thì Sở Xây dựng phải xem xét để trình Chủ tịch thành phố:
- Quận Hoàn Kiếm: Hàng Bài, phố Huế, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Bà Triệu, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Lê Duẩn.
- Quận Ba Đình: Đường Bưởi, Đội Cấn, Kim Mã, Sơn Tây, Liễu Giai, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Điện Biên Phủ, Trần Phú.
- Quận Hai Bà Trưng: Giải Phóng, phố Huế, Minh Khai, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại La, Lê Duẩn, Bà Triệu, Đại Cồ Việt.
- Quận Đống Đa: Chùa Bộc, C2 Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Chí Thanh.
- Quận Thanh Xuân: Nguyễn Trãi.
- Quận Tây Hồ: Lạc Long Quân, đường dạo ven Hồ Tây, Thụy Khuê.
- Quận Cầu Giấy: Hoàng Quốc Việt, đường Cầu Giấy, đường Xuân Thủy.
- Huyện Gia Lâm: Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự.
- Huyện Từ Liêm: Đường Hồ Tùng Mậu.
- Huyện Thanh Trì: Quốc lộ 1.
Trích trả lời các câu hỏi về xây dựng nhà ở gia đình