Hỏi: Tai nạn về điện xảy ra như thế nào?
Đáp:
Tai nạn về điện rất nguy hiểm, nếu không chết người thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Tai nạn về điện thường do sơ suất hoặc chưa hiểu biết về điện, xảy ra với "muôn hình vạn trạng". Điện vô hình, không mùi vị, cho nên rất khó nhận biết, tốt nhất là nên thật cẩn thận khi dùng điện hoặc đến gần nơi nghi có điện, kể cả người "quen" với điện.
Khi người chạm vào vật có điện (dây điện hoặc thiết bị mang điện), dòng điện sẽ qua cơ thể người và truyền xuống đất. Khi qua người điện sẽ phá hoại các quá trình sinh lý bên trong cơ thể, làm tê liệt hệ thần kinh và tim mạch. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào điện trở của người, dòng điện cao hay thấp, thời gian điện đi qua người, vị trí tiếp xúc với điện, mức độ cách điện giữa người và đất (đi giày dép, đứng trên gỗ hay chân đất,...), tần số dòng điện, ... Cường độ dòng điện càng lớn, thời gian truyền qua người càng lâu thì sự nguy hiểm càng tăng.
Về cường độ dòng điện, với dòng thông thường (xoay chiều, tần số 50Hz) truyền vào tay người:
0,6 - 1,5mA: có cảm giác ngón tay bị rung nhẹ
1,5 - 3,0mA: ngón tay bị giật mạnh
3,0 - 10mA: cả bàn tay bị giật mạnh
10 - 15mA: khó rút khỏi nguồn điện (trạng thái này chỉ chịu được 5 - 10 giây)
15 - 25mA: tay bị tê ngay, rất đau, khó thở (trạng thái này chỉ chịu được 5 giây)
25 - 100mA: tê liệt hô hấp (trạng thái này chỉ chịu được 3 giây và có thể làm tim ngừng đập)
Thông thường, sau một thời gian sử dụng thì dây điện sẽ bị lão hóa, khả năng cách điện không tốt nữa, nhất là khi bị ẩm ướt.
Đáp:
Tai nạn về điện rất nguy hiểm, nếu không chết người thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Tai nạn về điện thường do sơ suất hoặc chưa hiểu biết về điện, xảy ra với "muôn hình vạn trạng". Điện vô hình, không mùi vị, cho nên rất khó nhận biết, tốt nhất là nên thật cẩn thận khi dùng điện hoặc đến gần nơi nghi có điện, kể cả người "quen" với điện.
Khi người chạm vào vật có điện (dây điện hoặc thiết bị mang điện), dòng điện sẽ qua cơ thể người và truyền xuống đất. Khi qua người điện sẽ phá hoại các quá trình sinh lý bên trong cơ thể, làm tê liệt hệ thần kinh và tim mạch. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào điện trở của người, dòng điện cao hay thấp, thời gian điện đi qua người, vị trí tiếp xúc với điện, mức độ cách điện giữa người và đất (đi giày dép, đứng trên gỗ hay chân đất,...), tần số dòng điện, ... Cường độ dòng điện càng lớn, thời gian truyền qua người càng lâu thì sự nguy hiểm càng tăng.
Về cường độ dòng điện, với dòng thông thường (xoay chiều, tần số 50Hz) truyền vào tay người:
0,6 - 1,5mA: có cảm giác ngón tay bị rung nhẹ
1,5 - 3,0mA: ngón tay bị giật mạnh
3,0 - 10mA: cả bàn tay bị giật mạnh
10 - 15mA: khó rút khỏi nguồn điện (trạng thái này chỉ chịu được 5 - 10 giây)
15 - 25mA: tay bị tê ngay, rất đau, khó thở (trạng thái này chỉ chịu được 5 giây)
25 - 100mA: tê liệt hô hấp (trạng thái này chỉ chịu được 3 giây và có thể làm tim ngừng đập)
Thông thường, sau một thời gian sử dụng thì dây điện sẽ bị lão hóa, khả năng cách điện không tốt nữa, nhất là khi bị ẩm ướt.
Trích trả lời các câu hỏi về xây dựng nhà ở gia đình
No comments:
Post a Comment