Hỏi: Vai trò người giám sát thi công như thế nào?
Đáp:
Giám sát thi công là hoạt động thường xuyên tại nơi thi công, để quản lý khối lượng và chất lượng các công việc xây lắp của nhà thầu. Dầu đã chọn được nhà thầu (bên B) tin tưởng thì việc có người giám sát thi công (đại diện cho bên A) vẫn là rất cần thiết, không nên vì muốn tiết kiệm chi phí mà khoán trắng cho nhà thầu, sẽ không tránh khỏi việc làm ẩu, thiếu trách nhiệm, dẫn đến nhà kém chất lượng.
Người giám sát thi công phải có chuyên môn, nắm được các quy trình, quy phạm thi công.
Trách nhiệm của người giám sát thi công là:
1. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công:
- Kiểm tra vật liệu về trách lượng và quy cách.
- Kiểm tra thiết bị phù hợp.
2. Trong giai đoạn thi công:
- Giám sát việc thi công cho đúng bản thiết kế và đúng các yêu cầu kỹ thuật các khâu: trộn vữa, xây, trộn bê tông, đặt cốt thép, đổ - đầm bê tông,...
- Theo dõi và giám sát thường xuyên việc thi công từng hạng mục và lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, an toàn lao động.
- Cùng với nhà thầu, giải quyết các phát sinh.
Người giám sát thi công không để nhà thầu tự thay đổi thiết kế. Nếu cần thay đổi thiết kế thì phải được người thiết kế nhất trí.
Khi bê tông bị rỗ hoặc có sai phạm kỹ thuật nghiêm trọng ở một bộ phận nào đó, phải giữ nguyên trạng để người thiết kế cho biện pháp xử lý, không để nhà thầu tự tiện xử lý nhằm xóa sai phạm. Nói chung, các sai phạm khác với bản thiết kế đều phải phá bỏ làm lại đúng thiết kế, trừ trường hợp chủ nhà đồng ý không cần làm lại.
Không cho chặt gạch nguyên khi vẫn còn có gạch vỡ.
Không dùng gạch vỡ chèn các khối xây chịu lực.
Khi trời hanh khô, phải tưới nước vào gạch trước khi xây để gạch không hút nước trong vữa, nhất là khi dùng vữa xi măng - cát.
Khi ngừng xây cần phải cho che đậy, bảo vệ khối xây.
Đáp:
Giám sát thi công là hoạt động thường xuyên tại nơi thi công, để quản lý khối lượng và chất lượng các công việc xây lắp của nhà thầu. Dầu đã chọn được nhà thầu (bên B) tin tưởng thì việc có người giám sát thi công (đại diện cho bên A) vẫn là rất cần thiết, không nên vì muốn tiết kiệm chi phí mà khoán trắng cho nhà thầu, sẽ không tránh khỏi việc làm ẩu, thiếu trách nhiệm, dẫn đến nhà kém chất lượng.
Người giám sát thi công phải có chuyên môn, nắm được các quy trình, quy phạm thi công.
Trách nhiệm của người giám sát thi công là:
1. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công:
- Kiểm tra vật liệu về trách lượng và quy cách.
- Kiểm tra thiết bị phù hợp.
2. Trong giai đoạn thi công:
- Giám sát việc thi công cho đúng bản thiết kế và đúng các yêu cầu kỹ thuật các khâu: trộn vữa, xây, trộn bê tông, đặt cốt thép, đổ - đầm bê tông,...
- Theo dõi và giám sát thường xuyên việc thi công từng hạng mục và lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, an toàn lao động.
- Cùng với nhà thầu, giải quyết các phát sinh.
Người giám sát thi công không để nhà thầu tự thay đổi thiết kế. Nếu cần thay đổi thiết kế thì phải được người thiết kế nhất trí.
Khi bê tông bị rỗ hoặc có sai phạm kỹ thuật nghiêm trọng ở một bộ phận nào đó, phải giữ nguyên trạng để người thiết kế cho biện pháp xử lý, không để nhà thầu tự tiện xử lý nhằm xóa sai phạm. Nói chung, các sai phạm khác với bản thiết kế đều phải phá bỏ làm lại đúng thiết kế, trừ trường hợp chủ nhà đồng ý không cần làm lại.
Không cho chặt gạch nguyên khi vẫn còn có gạch vỡ.
Không dùng gạch vỡ chèn các khối xây chịu lực.
Khi trời hanh khô, phải tưới nước vào gạch trước khi xây để gạch không hút nước trong vữa, nhất là khi dùng vữa xi măng - cát.
Khi ngừng xây cần phải cho che đậy, bảo vệ khối xây.
Trích trả lời các câu hỏi về xây dựng nhà ở gia đình
No comments:
Post a Comment